Cách vệ sinh hệ đèn ray nam châm với 5 bước đơn giản, nhanh chóng

Việc làm sạch hệ đèn ray nam châm sẽ giúp các bóng led giữ gìn hiệu quả chiếu sáng tốt và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên bạn cần biết cách vệ sinh hệ đèn ray nam châm đúng chuẩn để tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng hoặc làm hư hỏng đèn. 

Cách vệ sinh hệ đèn ray nam châm với 5 bước đơn giản
Hướng dẫn bạn cách tự vệ sinh hệ đèn ray nam châm tại nhà

Dấu hiệu nhận biết hệ đèn ray nam châm cần phải được làm sạch

Ánh sáng không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, mà còn có tác động rất lớn tới tâm trạng con người. Khi các bóng đèn led nam châm bị bám bụi, vết bẩn không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, mà còn làm giảm chất lượng nguồn sáng, gây ra những hiện tượng bóng mờ, ánh sáng kém,… khiến suy giảm thị lực và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 

Chính vì vậy, khi quan sát thấy hệ đèn ray nam châm gặp những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần ngay lập tức vệ sinh và làm sạch chúng:

  • Bụi bẩn bám vào thân đèn thành lớp dày gây mất thẩm mỹ
  • Ánh sáng đèn bị chóa mờ, lớp tán sắc bị nhòa và xấu đi, kém rực rỡ so với ban đầu, gây ảnh hưởng tới tầm nhìn

Ngoài ra, các gia chủ được khuyên nên vệ sinh đèn ray nam châm định kỳ 6 – 12 tháng một lần, tránh để đèn bị bám bẩn quá lâu. Bởi thời gian càng lâu thì lớp bụi và các vật thể lạ sẽ đóng dày lên các khe rãnh của thanh ray và đế đèn, làm ảnh hưởng tới từ tính của đường ray và hoạt động của đèn. 

Cách vệ sinh hệ đèn ray nam châm với 5 bước đơn giản
Đèn ray nam châm nên được làm sạch định kỳ để tránh bụi bẩn làm giảm chất lượng ánh sáng

Hướng dẫn cách vệ sinh hệ đèn ray nam châm

Trước khi thực hiện vệ sinh đèn ray nam châm, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết gồm:

  • Thang chữ A dùng để leo lên và dễ dàng tiếp cận với giàn đèn trên trần
  • Bút thử điện
  • Giẻ lau mềm
  • Bàn chải mềm
  • Nước tẩy rửa nhẹ

Các bước vệ sinh cơ bản gồm:

Bước 1: Ngắt nguồn điện

Ngắt nguồn điện ở khu vực lắp đèn ray nam châm. Để đảm bảo an toàn, nên sử dụng bút thử điện để kiểm tra thanh ray còn dòng điện chạy qua hay không. 

Bước 2: Tháo dỡ đèn

Tháo dỡ đèn trên thanh nam châm bằng cách nhẹ nhàng tách khấc đế đèn ra khỏi rãnh đường ray. Lưu ý không kéo hoặc gây tác động mạnh tới thanh ray để tránh làm đứt đường dây điện ngầm.

Bước 3: Vệ sinh thanh ray

  • Sử dụng bàn chải mềm để cọ sạch các mảnh vụn bám trong các khe rãnh. 
  • Tiếp theo, dùng vải mềm hơi ẩm để lau sạch bụi bẩn. 
  • Cuối cùng, lấy một miếng vải mềm khô khác để lau lại một lần cuối. 

Lưu ý: 

  • Lau thanh ray theo một hướng cố định từ trái qua phải, hoặc từ phải qua trái.
  • Không dùng vải quá ướt để tránh nước tụ trên thanh ray dễ gây chập điện về sau. 
Cách vệ sinh đèn ray nam châm
Các thanh ray có nhiều khe rãnh nên bạn cần chú ý làm sạch kỹ lưỡng

Bước 3: Lau chùi bóng đèn led

  • Dùng khăn mềm cẩn thận lau xung quanh vỏ đèn và bóng đèn một cách nhẹ nhàng. 
  • Đối với đèn lắp đặt trong khu bếp bị bám dính dầu mỡ, có thể chấm khăn vào một ít nước tẩy rửa dạng nhẹ, để khăn có độ ẩm rồi lau phần vỏ bóng đèn và mặt đèn bên ngoài. Sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn khô. 

Lưu ý: 

  • Tuyệt đối không để nước đọng vào bên trong bóng đèn và các khe rãnh trên đèn vì dễ gây hư hại.
  • Trong khi lau chùi, lưu ý kiểm tra kỹ để phát hiện bóng đèn nào có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng để thay thế kịp thời, đảm bảo nguồn sáng ổn định và đồng bộ. 

Bước 5: Lắp đèn về vị trí cũ và bật nguồn điện

  • Tiến hành lắp đèn lên thanh ray theo đúng vị trí ban đầu.
  • Bật nguồn điện và kiểm tra độ sáng của hệ thống đèn ray nam châm. 
Vệ sinh đèn ray nam châm đúng cách
Lắp đèn về đúng vị trí cũ và đừng quên kiểm tra độ sáng của toàn hệ thống đèn

Như vậy, bạn đã biết cách vệ sinh hệ đèn ray nam châm với 5 bước đơn giản. Việc làm sạch được khuyến khích thực hiện định kỳ 6 – 12 tháng/lần để hệ thống đèn luôn đẹp như mới, giữ gìn nét thẩm mỹ, sang trọng cho không gian, đồng thời đảm bảo chất lượng ánh sáng ổn định và tốt cho thị giác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đừng ngại liên hệ hotline 0902 647 222 để được Agasi tư vấn chi tiết hơn nhé!